GĐXH – Đối với vẻ đẹp của làn da, đào có tác dụng ngăn ngừa lão hóa cực tốt.
Nhãn đang ngon và rẻ nhưng 4 nhóm người này không nên ăn vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn
GĐXH – Nhãn tuy nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đây cũng là loại trái cây mùa hè không phải tốt với tất cả mọi người.
Quả đào loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì vị ngọt, thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, một trái đào trung bình nặng khoảng 147kg, chứa 50 calo, 0,5g chất béo, 15g carbohydrate, 13g đường, 2g chất xơ và 1g protein. Đặc biệt là không chứa cholesterol và muối.
Ảnh minh họa
Một quả đào có thể cung cấp đến 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C cho cơ thể một ngày, giúp hạ Kali máu và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, đào cũng là nguồn cung ứng vitamin E, K, B3, Folate, Sắt, Choline, Kali, Magie, Photpho, Kẽm và Đồng rất tốt cho cơ thể.
Đối với vẻ đẹp của làn da, đào có tác dụng ngăn ngừa lão hóa cực tốt. Không những vậy, đào còn giúp chống viêm da, khô mắt, ngừa táo bón, trĩ, loét dạ dày, giảm stress, lo âu, hạ cholesterol và giúp cho xương, răng thêm chắc khỏe.
Cách ăn đào để chữa bệnh và làm đẹp
– Dùng để dưỡng da, làm đẹp: Ngày ăn từ 1 đến 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô.
– Dùng để trợ tiêu hóa, nhuận tràng: Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.
– Dùng cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước: Rửa sạch 1 – 3 quả đào chín, gọt vỏ và ăn 2 – 3 lần/ngày.
– Dùng cho trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh: Chuẩn bị đào chín 2 quả, 9g nhân hạt đào và 3g siro. Gọt vỏ ngoài của đào và tách hạt, xay nhỏ với đào nhân và thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ, rồi dùng mỗi ngày/lần.
– Dùng để chữa mất ngủ, hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu: Chuẩn bị 50g đào nhân và 60g gạo tẻ để nấu cháo cho vừa ăn vào bữa sáng và tối.
– Dùng để chữa suy hô hấp, thở gấp, hen suyễn mạn tính: Nghiền nát 30g đào nhân và 15g hạnh nhân, trộn với nước gừng mật ong với liều lượng vừa ăn.
Ảnh minh họa
Lưu ý cần tránh khi ăn đào để không gây hại sức khỏe
– Cần phải gọt bỏ vỏ đào để tránh gây ngứa họng hoặc dị ứng lông đào.
– Những người có cơ địa nóng trong, đau rát họng, nhiệt miệng, khô miệng, chảy máu cam không nên ăn đào để tránh tình trạng nóng trong người nghiêm trọng hơn.
– Phụ nữ có thai xuất hiện triệu chứng xuất huyết tuyệt đối không được ăn đào.
– Những người bị suy nhược cơ thể mới ốm dậy, khẩu bị kém nên hạn chế ăn đào.
– Đào ngọt không tốt cho người bị tiểu đường nên cần hạn chế ăn.
Ăn măng tươi cần biết điều này để phòng ngộ độc, 4 nhóm người tốt nhất không nên ăn
GĐXH – Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm từ măng tươi được cho là do chế biến măng sai cách.
Ăn hơn 2 quả trứng mỗi ngày, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe bạn