GĐXH – Trong lúc thực hiện, bệnh nhân đau nhói ở vùng thắt lưng phải nhưng nhân viên spa nói “không sao” và tiếp tục “bẻ khớp”.
Ăn cua, bé 8 tuổi bất ngờ mắc bệnh hiếm gặp
GĐXH – Chỉ sau hai ngày ăn cua, bé trai T.N.S. 8 tuổi ở Kiên Giang, phát sẩn ban khắp người và mắt kết mạc đỏ, môi hơi sưng.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện 1A (TP HCM) cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân P.K.A (50 tuổi) bị gãy xương sau khi bẻ khớp.
Bệnh nhân cho biết 10 ngày trước có đi dự tiệc và uống nhiều rượu bia nên bị rối loạn tiêu hóa, phải nằm viện 6 ngày. Do thấy người bệnh thấy mệt mỏi và đau lưng nên đi bấm huyệt, bẻ khớp ở một cơ sở tại TP Thủ Đức.
Trong lúc thực hiện, bệnh nhân đau nhói ở vùng thắt lưng phải nhưng nhân viên spa nói “không sao” và tiếp tục “bẻ khớp”. Sau buổi trị liệu thứ hai, người phụ nữ đau nhiều hơn, không đi lại được, khó thở, mệt mỏi, khám tại Bệnh viện 1A.
Ảnh minh họa
Kết quả phim chụp X-quang cho thấy xương sườn số 12 bị gãy phạm khớp sườn cột sống. Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí laser giảm đau, thuốc giảm đau tại chỗ. Sau xử trí 15 phút, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy bớt đau và ngồi xe lăn chụp X-quang lồng ngực. Lúc này, bệnh nhân đã tỉnh táo, bớt đau và có thể đi lại từ từ.
Sau xử trí ban đầu, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, hạn chế cử động vùng thân để xương sườn mau lành sau đó sẽ tiến hành chữa đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Trưởng Trung tâm Hiệu chỉnh cơ xương khớp, Bệnh viện 1A (TP HCM) cho biết nắn chỉnh khớp là kỹ thuật điều trị khá phổ biến nhưng hiện bị đẩy lên “mức thái quá”. Dịch vụ nắn chỉnh khớp thường với mục đích điều trị thư giãn và trong một số trường hợp biên độ vận động của khớp giảm hay viêm dính cột sống giai đoạn đầu. Kỹ thuật này không dùng để điều trị đau do lệch vẹo cơ học hay thoát vị đĩa đệm vì ít tác dụng.
“Khi kỹ thuật viên thực hiện kém tay nghề hay cố làm tiếng kêu giúp bệnh nhân thỏa mãn thì việc chấn thương và gãy xương là không tránh khỏi” – bác sĩ Trịnh cảnh báo.
Ăn ngô luộc tốt nhất nên chọn thời điểm này, 5 nhóm người cần cẩn trọng khi ăn ngô để phòng tác dụng phụ
GĐXH – Ngô luộc thực chất không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.
Hà Nội phê duyệt 50 đầu SGK lớp 4 sử dụng từ năm học 2023 – 2024