GĐXH – Trong thịt vịt thì nội tạng vịt, phao câu vịt và phần da dưới cổ vịt… tốt nhất không nên ăn để hạn chế tích bệnh.
Ăn mận cực tốt nhưng 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn
GĐXH – Nhiều nghiên cứu cho thấy, mận hậu tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể kiểm soát lượng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.
Trong các loại gia cầm thì thịt vịt là món ăn vừa rẻ, vừa mát và được nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Ảnh minh họa
Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch bởi trong tiết vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Tuy nhiên, theo đông y, thịt vịt có vị tanh, tính hàn mạnh nên không phải ai ăn thịt vịt cũng tốt.
Ảnh minh họa
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn nhiều thịt vịt
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật vì có thể gây sưng tấy, vết mổ khó lành, thậm chí mưng mủ.
Người có hệ tuần hoàn kém
Tình trạng yếu kém của hệ tuần hoàn sau thời gian dài sẽ làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… Trong khi đó, thịt vịt tính lạnh, nếu ăn nhiều thì cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người thể trạng hàn
Việc ăn nhiều thịt vịt dễ gây lạnh bụng, dẫn đến chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, người bị ho cũng được khuyến cáo không nên ăn vì sẽ làm tăng khả năng kích ứng, gây ra ho.
Người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, gout
Thịt vịt có lượng purin cao, có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, khiến triệu chứng bệnh gout nặng lên. Thịt vịt cũng có nhiều mỡ, nếu ăn nhiều sẽ bất lợi cho những người cần hạn chế chất này.
Ảnh minh họa
3 bộ phận của vịt không nên ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa rất nhiều cholesterol xấu.
Vì vậy nội tạng vịt tuy có giá trị dinh dưỡng nhưng sẽ nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.
Phao câu vịt cũng không nên ăn vì là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn.
Ngoài ra, phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, tốt nhất khi pha chế nên loại bỏ, không nên ăn.
5 điều tối kỵ khi uống sữa đậu nành nhất định phải biết, 3 nhóm người tuyệt đối không nên uống vì sẽ khiến bệnh nặng hơn
GĐXH – Tuyệt đối không đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, không pha sữa đậu nành với đường đỏ… và không uống quá nhiều trong ngày.
Mướp đắng và công dụng tuyệt vời với sức khỏe người sử dụng