Cô gái trẻ phải cắt bỏ 80% ruột già vì xem nhẹ chứng táo bón

Rất nhiều người xem nhẹ việc khó tiêu, táo bón kéo dài mà không biết rằng phía sau có thể là nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Táo bón, rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thaiTáo bón, rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai

GĐXH – Táo bón trong thai kỳ thường do chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi của hormone progesterone. Nếu không phát hiện sớm, táo bón có thể khiến thai phụ đau đớn, mệt mỏi, trĩ, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Tiểu Du (tên nhân vật đã được thay đổi) ngoài 20 tuổi, đang làm nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô cho biết mình vốn thường xuyên bị khó tiêu, tiêu hóa kém từ khi còn đi học. Đến khi đi làm, có lẽ do ăn uống thất thường lại cộng thêm áp lực về tinh thần nên của cô càng nặng hơn.

Khoảng nửa năm trở lại đây, lúc nào cô cũng cảm thấy đầy bụng và xì hơi rất hôi. Khoảng cách giữa mỗi lần đại tiện của cô được tính bằng tuần, thậm chí cả nửa tháng một lần. Khi đại tiện phải mất rất nhiều thời gian và trải qua cảm giác đau đớn vì phân quá cứng.

Những điều này không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn làm Tiểu Du mất tự tin trong môi trường công sở cũng như các mối quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, phần vì xấu hổ, phần vì bận rộn và chủ quan, cho rằng đó là do “cơ địa” của mình nên cô gái trẻ mãi chưa chịu đi khám.

Cho đến 2 tháng gần nhất, cô chỉ đại tiện được một lần mỗi tháng. Tiểu Du bắt đầu lo lắng thật sự, cô tìm kiếm thông tin trên internet và càng hoảng loạn khi đọc những bài viết cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Cô quyết định xin nghỉ làm và tới bệnh viện thăm khám.

Thật may mắn, kết quả kiểm tra chỉ ra rằng Tiểu Du không bị ung thư. Nguyên nhân cô bị táo bón lâu năm là do nhu động của ruột già quá chậm, khiến phân tích tụ trong ruột lâu ngày và bị cứng. Từ đó gây ra tình trạng táo bón, đau đớn khi đại tiện và thậm chí là tắc ruột.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài cũng khiến ruột của cô càng bị tổn thương. Sau khi phân tích kỹ càng, các bác sĩ kết luận rằng chỉ dùng thuốc là không đủ để điều trị với trường hợp này. Cuối cùng, Tiểu Du được phẫu thuật cắt bỏ gần 80% chiều dài ruột già bằng phương pháp nội soi. Phần ruột được cắt bỏ chủ yếu đã bị đen lại, bị teo và nhu động ruột cực kỳ kém.

photo-2

Ảnh minh họa

Nhờ vậy, Tiểu Du có thể đại tiện hai ngày một lần với sự trợ giúp của một lượng nhỏ chất làm mềm phân và các loại thuốc khác. Khi đại tiện cô cũng không còn cảm thấy đau đớn hay mất hàng tiếng đồng hồ, ít đầy bụng và xì hơi bớt nặng mùi hơn trước rất nhiều.

6 nguyên nhân phổ biến dẫn tới táo bón

Bác sĩ điều trị của Tiểu Du chia sẻ, trên thực tế rất nhiều người bị táo bón nhưng lại chủ quan, xem nhẹ hậu quả của nó. Trên thực tế, táo bón là chứng bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Có khoảng 17% dân số toàn cầu bị táo bón nhưng chỉ 12% trong đó tự xác định được bệnh. Phần lớn mọi người chỉ cho rằng mình bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu thông thường và không khám chữa.

Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới.

Theo ông, có 3 dấu hiệu quan trọng nhất để xác định táo bón. Đầu tiên là đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Thứ hai là bị đầy hơi, trướng bụng nhưng không thể đại tiện. Thứ ba là phân cứng, mất nhiều công sức và thời gian khi đại tiện, thậm chí đi ra máu hoặc chất nhầy.

Về nguyên nhân dẫn tới táo bón, ông chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân nguyên phát và thứ phát khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể xếp vào 7 nhóm phổ biến nhất sau đây:

– Chế độ ăn uống không hợp lý: nhất là thiếu nước, thiếu chất xơ, đồ ăn khó tiêu, ăn uống thất thường…

– Thói quen sinh hoạt không đúng cách: ví dụ như nhịn đại tiện lâu, thời gian đại tiện không đều, không chú ý vệ sinh… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và gây táo bón.

– Thiếu vận động: việc lười vận động sẽ làm chậm nhu động ruột, từ đó ảnh hưởng đến việc bài tiết và tiêu hóa.

– Yếu tố tâm lý: các yếu tố cảm xúc như căng thẳng, lo lắng và hồi hộp kéo dài hay quá độ cũng có thể góp phần gây táo bón.

– Tác dụng phụ từ thuốc: một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm… có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây táo bón.

– Yếu tố bệnh tật: các tình trạng như suy giáp, tiểu đường và ung thư ruột kết, bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng… đều có thể gây táo bón.

photo-1

Ảnh minh họa

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị táo bón. Đó là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột. Hoặc do chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng, để cải thiện tình trạng táo bón, ngoài việc thay thói quen sinh hoạt và dùng thuốc, chúng ta cũng có thể tận dụng thực phẩm. Nhất là các thực phẩm giàu chất xơ hoặc prebiotic, giúp ích cho sự phát triển của vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, giảm táo bón. Ví dụ như bột yến mạch, khoai lang, rau bina, sữa chua, táo, lúa mạch, đậu nành…

Bị táo bón nặng, nửa tháng mới đại tiện một lần, cụ ông phải cắt toàn bộ đại tràngBị táo bón nặng, nửa tháng mới đại tiện một lần, cụ ông phải cắt toàn bộ đại tràng

GĐXH – Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có tiền sử táo bón mạn tính, đại tràng giãn rất lớn chiếm toàn bộ ổ bụng; trong lòng đại tràng chứa nhiều phân, nguy cơ thủng đại tràng dẫn tới sốc nhiễm khuẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *