GĐXH – Ngô luộc thực chất không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.
Ăn sườn non theo cách này về già không lo mắc bệnh xương khớp, 5 lý do nên bổ sung ngay món này vào thực đơn
GĐXH – Để loại bỏ bớt mỡ từ sườn non, sau khi hầm, bạn để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi mỡ nổi lên đóng băng, bạn có thể hớt bỏ bớt mỡ rồi mới chế biến.
Ngô luộc(hay còn gọi là bắp) là món ăn yêu thích của nhiều người. Ở Việt Nam, ngô được trồng ở khắp cả nước, không chỉ có ý nghĩa trong ẩm thực mà ngô còn được dùng nhiều trong chăn nuôi.
Theo y học hiện đại, trong một hạt ngô, có chứa 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì. Đồng thời chứa cả vitamin E selen, magie…
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng ăn càng nhiều ngô càng tốt. Nhưng thực chất, ngô không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra riêng hạt ngô là khoảng 1 lạng.
Thời điểm tốt nhất trong ngày nên ăn ngô là vào bữa sáng. Lý do là vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động. Ngoài ra, ngô rất giàu carbohydrate phức hợp, nên cung cấp năng lượng đảm bảo cho cơ thể duy trì hoạt động tốt.
4 công dụng tuyệt vời của ngô với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn, giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Tốt cho người tiểu đường
Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn. Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà khoa học phát hiện thấy, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho “cửa sổ tâm hồn” vì nó giúp sáng mắt.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường được khuyên tăng cường thực phẩm bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, bắp lại rất giàu folate. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
5 nhóm người nên cẩn trọng khi ăn ngô để phòng tác dụng phụ
Ảnh minh họa
Người tiêu hóa kém
Những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài ra, những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Người có sức đề kháng kém
Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều, vì vậy những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.
Người lao động chân tay
Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít, vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.
Người già
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Người đang thiếu canxi, sắt
Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
4 căn bệnh rình rập do dùng quá nhiều điện thoại mà ra, đây là 6 thời điểm tuyệt đối không nên dùng!
GĐXH – Nếu bạn còn thói quen thức khuya để xem điện thoại, dùng điện thoại trong lúc ăn và lúc đi vệ sinh… thì nên thay đổi ngay để giữ an toàn cho sức khỏe.
Bắt đầu từ ngày 1.6, hầu hết các địa phương cho học sinh nghỉ Hè